Phở khô Gia Lai, gọi một mà được hai, còn được người dân và du khách truyền tai nhau với một tên gọi khác “phở hai tô”.
Khu vực Tây Nguyên Việt Nam, nổi bật với các đặc sản địa phương như gà nướng cơm lam, thịt heo xong khói, thịt bò một nắng, muối kiến vàng, rượu ghè,… Trong đó sự khác biệt và làm nên niềm tự hào trong ẩm thực Gia Lai đó chính là “phở khô”. Vậy bạn có thắc mắc rằng món ăn này bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng Fito tìm hiểu dưới bài viết này!
Mục lục tóm tắt
Nguồn gốc về bánh phở khô Gia Lai
Theo Fito tìm hiểu, thì nguồn gốc của món phở khô Gia Lai bắt nguồn tại địa chỉ số 42 Bà Triệu, thành phố Pleiku. Nơi đây là một cơ sở sản xuất và được coi là lò làm bánh phở khô đầu tiên của phố núi. Do ông Hầu Tắc Cái (người gốc Hoa) và vợ là bà Hứa Thị Thủy thành lập. Con đường Bà Triệu cũng là nơi tập trung nhiều lò làm bánh phở có lịch sử lâu đời nhất. Ngày nay đa phần đều thuộc sự quản lý của dòng họ Hầu.
Mặc dù nguồn gốc về sợ ra đời của sợi phở khô nơi đây chưa được xác nhận. Nhưng sợi phở khô Gia Lai có đặc điểm khác biệt so với phở truyền thống. Chúng được làm từ gạo và ban đầu là phải lấy từ khu vực Phú Thiện, Gia Lai. Quá trình sản xuất phở khô gần giống với làm bánh phở tươi. Nhưng bánh phở không được cắt sợi ngay mà phải trải qua quá trình phơi khô trước khi được cắt.
Sợi phở khô có kích thước nhỏ hơn khoảng 3, 4 lần so với sợi phở Hà Nội. Du khách hay nhầm lẫn với hủ tiếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, sợi phở mảnh, dẹt, cứng do đã loại bỏ phần lớn nước trong quá trình phơi khô. Nhưng khi chần qua nước nóng lại trở nên mềm, dai, và đặc trưng cho hương vị đậm đà của phở khô Gia Lai.
“Ông Nguyễn Thành Mỹ” – Người nâng tâm món phở 2 tô
Năm 1959, Pleiku vẫn còn lưu giữ nét dấp của một thị trấn yên bình. Tại số 41 Hoàng Diệu nay là đường Hùng Vương, ông Nguyễn Thành Mỹ mở ra tiệm ăn Đại Hưng. Nơi mà hương vị phở khô gà đã được chắp cánh cho những cuộc phiêu lưu ẩm thực đặc trưng của của người Gia Lai. Trong những ngày đầu, quán chỉ phục vụ phở khô gà với thịt gà tươi mềm. Chưa có những biến thể phong phú như ngày nay. Vì lượng khách quá đông, và nhu cầu ngày càng nhiều hơn. Ông Mỹ đã bắt đầu hướng con cái của mình đem thịt bò và heo vào trong tô phở. Từ đó mà phở kho tái xương, tái nạm trở thành sự lựa chọn yêu thích của người Gia Lai và các du khách.
Bên cạnh đó tiệm Phở Ngọc Sơn của ông Nguyễn Văn Phan xuất hiện vào cuối những năm 60 tại góc đường Hùng Vương-Nguyễn Thái Học. Lại đem hương vị nước truyền thống ở phía Bắc. Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy sự thành công của tiệm Đại Hưng. Ông Phan cũng đã thay đổi hướng đi của mình, tập trung vào việc phục vụ phở khô gà. Từ đó tạo nên cuộc cạnh tranh đầy kịch tính và sự cạnh tranh sáng tạo giữa các hậu duệ của 2 trường phái đến tận ngày nay.
Và cứ như thế phở khô Gia Lai ngày càng phổ biến. Có thể nói Ông Mỹ là người đã nâng tầm món phở khô Gia Lai. Còn Ông Phan là người gìn giữ món phở khô gà nổi tiếng nhất ở địa phương.
Sự khác biệt của “phở khô Gia Lai”
Khác biệt với phở tươi, bánh phở khô phải được làm mới mỗi ngày. Nhằm đảm bảo độ tươi ngon, tránh tình trạng thiu, chua. Trong khi đó, chỉ có phở khô gà được trang trí với miếng thịt gà xé hoặc xắt nhỏ trên bánh phở. Còn với phở thịt bò tái, xương heo, hoặc bò viên, các thành phần này sẽ được bày ở tô thứ hai.
Đặc biệt, tô thứ hai chứa nước lèo được ninh từ xương gà, xương bò, với lửa nhỏ nhẹ để hấp thụ tất cả hương vị tốt nhất. Nước lèo chỉ được nêm vị bằng muối và bột ngọt, không sử dụng thêm bất kỳ loại gia vị nào khác. Sự đơn giản nhưng tỉ mỉ này giúp tạo ra một hương vị tự nhiên và đậm đà đặc trưng của phở khô Gia Lai.
Khi thưởng thức phở khô Gia Lai. Nên dùng muỗng để cắt nhỏ sợi bánh phở, sau đó trộn đều với nước lèo và các gia vị khác. Việc nhai cẩn thận, để thịt, bánh phở, nước béo, và gia vị hòa quyện thành một hỗn hợp thấm đẫm hương vị. Thêm tóp mỡ, hành phi, hành lá, thịt lợn băm đã tẩm ướp gia vị và xào chín (với phở khô bò) hoặc thịt gà xé (với phở khô gà). Và các loại rau thơm ăn kèm như giá đỗ, húng quế, xà lách, rau mùi. Đặc biệt để tạo nên “linh hồn của món ăn” không thể thiếu gia vị “tương đen Gia Lai”. Đây là loại gia vị làm từ đậu nành lên men, có màu đen và độ sánh, mịn, vị mặn pha chút độ ngọt của đậu nành và hương thơm đặc biệt.
Một số địa chỉ quán phở khô nổi tiếng tại Pleiku, Gia Lai
- Quán Phở Hồng (Con gái thứ 8 của ông Mỹ)
- Địa chỉ: 22 – 24 Nguyễn Văn Trỗi, P. Hội Thương, Pleiku, Gia Lai
- Giờ mở cửa: 05:00 – 14:00
- Giá bán: 30.000đ – 50.000đ
- Phở Khô Ngọc Sơn (Hậu duệ của ông Phan)
- Địa chỉ: 15 Nguyễn Thái Học, P. Hội Thương, Pleiku, Gia Lai
- Giờ mở cửa: 05:00 – 14:00
- Giá bán: 35.000đ – 50.000đ
- Phở khô Tàu Lý
- Địa chỉ: 5 Đoàn Thị Điểm, P. Diên Hồng, Pleiku, Gia Lai
- Giờ mở cửa: 15:00 -20h
- Giá bán: 25.000đ – 35.000đ
- Quán phở khô Gia Lai Nữ (Phổ biến)
- Địa chỉ: 50 Nguyễn Du, P.Tây Sơn, Pleiku, Gia Lai
- Giờ mở cửa: 05:00 – 17:00
- Giá bán: 40.000đ – 50.000đ
- Quán Phở Khô 333 (Fito hay ăn)
- Địa chỉ: 34 Nguyễn Đình Chiểu, P.Tây Sơn, Pleiku, Gia Lai
- Giờ mở cửa: 07:00 – 22:00
- Giá bán: 35.000đ – 60.000đ
Ngoài ra thì còn rất rất nhiều quán phở khô Gia Lai trên địa bàn Pleiku. Các bạn có thể tự mình trải nghiệm và lưu trữ các quán ăn ngon tại thành phố này. Đây là một chút thông tin mà Fito xin được phép giới thiệu đến các bạn. Hy vọng đây sẽ là một thông tin hữu ích!
Đọc thêm về Pleiku trong các bài viết sau:
Hy vọng những bài viết này sẽ có ích cho chuyến đi của bạn.
- Đặt vé máy bay rẻ tại Agoda
- Book khách sạn Pleiku giá rẻ
- Dịch vụ đưa đón sân bay, local guide và thiết kế tour cá nhân (Liên hệ: 0905 835 538)