Theo Fito thấy thì đã có rất nhiều bạn trẻ đến ghé thăm Biển Hồ Gia Lai. Đa phần ai cũng có cảm tình riêng đối với vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây. Nhưng mấy ai biết ẩn sâu trong đó vẻ đẹp đó là những câu chuyện vô cùng thú vị. Đó là những truyền thuyết gắn liền với người dân Jrai làng Ia Nueng. Ngôi làng của người Jrai bản địa nằm đối diện khu du lịch Biển Hồ từ bao giờ?
Là một người con của mảnh đất này. Hãy để Fito kể cho bạn nghe về những câu truyện huyền bí này nhé!
Mục lục tóm tắt
Biển Hồ Gia Lai và những câu chuyện
Sự tích hồ Ia Nueng (Biển Hồ Gia Lai) của người Jrai
Nguồn gốc của Biển Hồ Gia Lai
Theo truyện cổ dân gian của người Jrai. Tương truyền, ngày ngày xửa ngày xưa… Biển Hồ Gia Lai có tên là Hồ Ia Nueng, là một bến nước sinh hoạt chung của người dân làng Ia Nueng. Đây được xem là bộ lạc lớn, mạnh nhất ở khu vực này trên mọi phương diện. Sự hưng thịnh đó phần lớn nhờ vào nguồn nước ngọt của Biển Hồ Gia Lai (Hồ Ia Nueng) mang lại.
Gặp bé heo trắng
Cuộc sống yên bình nơi đây cứ thế nhẹ nhàng trôi đi. Cho đến một ngày đẹp trời, có hai người tên Ya Pôm và Ya Chao đang đi đến bến hồ Ia Nueng lấy nước. Trên đường về phát hiện một con heo trắng rất đẹp. Chuyện sẽ chẳng có gì xảy ra nếu như Ya Chao không đem chú bé heo trắng này về nuôi….
Ngày qua ngày Ya Chao liên tục mang thức ăn đến cho bé heo. Nhưng kỳ lạ thay là nó lại không thèm đụng đến một miếng thức ăn nào cả. Nhưng lại không có dấu hiệu sụt cân, cứ giữ mãi hình dạng đó mãi đến khi…. Gia đình Ya Chao hết nước sinh hoạt, như thường lệ bà mang chiếc bàu của mình đi lấy nước, những hạt cát trắng tại bến hồ bám vào miệng bàu.
Khi về đến nhà thì lạ thay, bà để ý thấy bé heo trắng liếm những hạt cát ăn ngon lành. Như bản năng của con người, bà Ya Chao liên tục mang về những túi cát trắng. Và nó ăn sạch, lớn nhanh thư Thánh Gióng, sau 3 lần trăng tròn đã bự bằng một con trâu. Cả dân làng ai cũng kinh ngạc với sự kiện này. Nhưng rồi chuyện gì đến cũng phải đến….
Bi kịch xảy ra
Vào mùa lúa mới, cả làng xây dựng nâng cấp lại nhà Rông mới. Sai các thanh niên trong làng tìm một con heo lớn nhất để làm lễ cúng Yang (một nghi lễ có từ xưa của người Jrai tồn tại đến ngày nay). Nhưng tìm mãi vẫn không thể tìm ra một con heo đủ lớn như già làng mong muốn. Vì thế mà tất cả cặp mắt của dân làng hướng về chú heo trắng nhà Ya Chao.
Tuy Ya Chao một mực từ chối, nhưng mà luật vua còn thua lệ làng. Thì làm sao một con người nhỏ bé chống lại được một cộng đồng lớn. Cuối cùng già làng phái hai thanh niên khỏe mạnh nhất đến bắt bé heo trắng và làm thịt cho lễ Yang. Và tất cả thịt được chia đều cho tất cả các gia đình trong làng. Nhưng riêng nhà Ya Chao từ chối và thề rằng “Nếu như tôi ăn thịt này, thì đất sẽ động và làng Ia Nueng sẽ sụp lở”.
Đúng là Ya Chao đã bảo toàn lời hứa của mình, như vì thương cháu. Đứa trẻ này đã khóc cả đêm vì mong muốn ăn được một miếng thịt của bé heo trắng. Vì thương, nên Ya Chao đã không thể kiềm được lòng mình mà chiều cháu mình. Đứa cháu vừa cắn một miếng, bỗng chóc trời đất rung chuyển, núi rừng ngả nghiêng, vạn vật bị cuốn trôn. Bà cháu Ya Chao chạy nhưng không kịp. Cuối cùng bị nhấn nước nhấn chìm và biến thành tượng đá ở đáy Biển Hồ Gia Lai ngày nay.
Đây là truyền thuyết về Biển Hồ Gia Lai được truyền tai nhiều nhất.
Truyền thuyết Biền Hồ Gia Lai gắn với ngôi làng Tơ Nưng
Là một câu chuyện mà Fito cũng thấy nhiều ở trên mạng xã hội. Cũng muốn chia sẻ thêm cho các bạn để làm tư liệu.
Tương truyền rằng Tơ Nưng là tên của một ngôi làng cổ huyền thoại của người Jrai. Phát triển và cực kỳ thịnh vượng, hàng ngày tiếng chiêng, tiếng đàn, tiếng hát vọng khắp núi rừng. Bỗng nhiên lúc bấy giờ, mùa màng không được tốt, đất đai trở nên khô cằn, trâu bò đột nhiên không bệnh mà chết. Người dân trong làng tưởng rằng Yang ghét bỏ ngôi làng. Nên cùng tộc trưởng vào rừng bắt nai để làm lễ cúng Yang. Người dân Tơ Nưng đang nó say, tin rằng Yang lại bảo vệ mình. Thì đùng một phát mặt đát rung lắc mạnh, cả dân làng bị rơi xuống vực sâu, nhấn chìm trong biển nước, không một ai sống sót.
Riêng lúc này có vợ chồng tên là Mạc Mây. Đi thăm người thân xa trở về, chỉ nhìn thấy biển nước mênh mông, hoảng sợ và đi báo tin dữ này cho các ngôi làng lân cận.
Đa phần các truyền thuyết liên quan đến Biển Hồ Gia Lai đều gắn liên với những câu chuyện bi thảm khó quên.
Quan điểm của Fito
Về truyền thuyết Biển Hồ Gia Lai
Đối với bản thân Fito, truyền thuyết là những câu truyện thêu dệt. Nhưng nó vẫn luôn luôn rất quan trọng trong văn hóa của mối dân tộc. Nó là đại diện cho văn hóa, phong tục cũng như là những giá trị nhân văn sâu sắc của bất kỳ dân tộc nào. Đối với người Kinh chúng ta, những truyền thuyết về Thánh Gióng, về Sơn Tinh Thủ Tinh, hay Tứ Bất Tử của người đó đều là những câu chuyện không có thật. Nhưng nó đại diện cho cách suy nghĩ, cho văn hóa, cho lối sống cho tưởng của người Việt Nam. Và Biển Hồ Gia Lai cũng vậy, có có điều là chúng ta chưa thật sự hiểu được những nét văn hóa của người Jrai, nên chưa cảm được những giá trị nhân văn mà nó mang lại.
Về phát khai thác du lịch
Quan điểm của Fito, luôn luôn cho rằng truyền thuyết một nền tảng để có thể khai thác rất tốt về du lịch. Đặc biệt đối với loại hình du lịch văn hóa, con người. Vì thế việc khai thác những câu chuyện truyền thuyết vào Biển Hồ Gia Lai là cực kỳ hợp lý. Nó vừa tạo giá trị nhân văn (sản phẩm du lịch đặc trưng), vừa có thể tạo thu nhập cho người địa phương. Đặc biệt là kết hợp được với rất nhiều loại hình du lịch khác.
Việc để thúc đẩy được loại hình này là cách chúng ta marketing nó như thế nào. Nhằm có thể lôi cuốn được khách du lịch. Như cái cách mà khu du lịch Bôn Đôn (Dak Lak); Mai Châu (Hòa Bình); hay các bản ở khu vực Trung Du miền núi Bắc bộ khai thác!
Bài viết này luôn luôn cập nhật những thông tin mới! Click vào đây để đọc Tips du lịch Biển Hồ Gia Lai
Bên cạnh đó chắc bạn cũng cần hỗ trợ về các dịch vụ:
- Đặt vé máy bay rẻ tại Agoda
- Book khách sạn Pleiku giá rẻ
- Dịch vụ đưa đón sân bay, local guide và thiết kế tour cá nhân (Liên hệ: 0905 835 538)