Xin chào quý độc giả, hôm nay Fito xin được chia sẻ tác phẩm “The Monk Who Sold His Ferrari”. Đây cũng là quyển sách tiếng Anh đầu tiên mà mình có thể đọc một cách trọn vẹn, tuy mất khá nhiều thời gian vì vốn ngôn ngữ hạn hẹp. Nhưng bản thân đã có thể hoàn thành, một sự bức phá. Anyway, tác phẩm được viết bởi cây bút đình đám của loạt sách self-help “Robin S.Sharma”. Tên tuổi này cũng đã quá quen thuộc với nhiều người yêu thích sách tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
“The Monk Who Sold His Ferrari” là mô tả lại một cuộc gặp gỡ của 2 người đồng nghiệp cũ. Và nó mô tả về một con đường, thế giới và phương pháp huyền bí về một cuộc sống trọn vẹn từ những nhà hiền triết sống dưới dãy Hy Mã Lạp Sơn. Cùng Fito review quyển sách này nhé!
Mục lục tóm tắt
Tóm tắt nội dung tác phẩm “The Monk Who Sold His Ferrari”
No doubt!!! Tác phẩm này chắc chắn là một quyển sách “Self-Help” hàng đầu. Kể về một câu chuyện, gặp gỡ giữa hai người bạn, đồng nghiệp và cũng là thầy trò. Người thầy trong “thời đại” của mình là một kẻ đầy “vọng trọng” được nhiều người kính nể. Một người được xem là “thành công”, nhưng lại có bắt gặp những sự phản bội, chua chát từ cuộc sống danh vọng ấy. Và cơ duyên khi ông bỏ lại tất cả, đi lang thang thì gặp được những nhà hiền triết Sivana. Những người đã dạy cho ông về một cuộc sống trọn vẹn. Sau đó ông đã trở về tìm người bạn mình và kể về những phương pháp ấy.
Những phương pháp trong “The Monk Who Sold His Ferrari” tồn tại hơn 5.000 tuổi, từ những người thầy “trăm tuổi”. Được biết với cái tên “The 7 Timeless Virtues of Enlightened Living”. Nó bao gồm:
(1) Master Your Mind – Làm chủ được dòng chảy suy nghĩ, lấp đầy nó bằng sự tích cực.
(2) Follow Your Purpose – Luôn theo đuổi và làm những việc mình yêu thích.
(3) Practice Kaizen – Luôn luôn phát triển và không bao giờ dừng lại.
(4) Live With Discipline – Kỹ luật là nền móng
(5) Respect Your Time – Đừng bao giờ lãng phí thời gian của bản thân
(6) Selfless Serve Others – Sự phục vụ “miễn phí” với mọi người xung quanh.
(7) Embrace The Present – Tận hưởng sự hạnh phút trọn vẹn từng ngày.
Phong cách viết của tác giả
Có một sự thật rằng, Robin S. Sharma thật sự đã đem đến một tác phẩm với bố cục tuyệt đỉnh. Mở đầu tác phẩm, bằng một cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn cũ. Đó là nền tảng để dẫn dắt người đọc tò mò về cuộc sống của những hiền triết tại dãy Hy Mã Lạp Sơn. Kéo theo đó là bắt đầu những bài học, các bài học được chia thành các phần khác nhau. Tùy vào mỗi phần sẽ chia thành những phần nhỏ. Từ đó giúp người đọc dễ nắm bắt cốt truyện cũng như có thời gian ngẫm lại.
Đặc biệt đối với những đọc giả đến từ các nước khác. Với vốn ngôn ngữ hạn hẹp sẽ có thể dễ dàng chia thành từng phần để đọc cũng như tìm hiểu chính xác về nghĩa của từ ngữ. Nhìn chung Fito tin rằng “The Monk Who Sold His Ferrari” là một tác phẩm khá là dễ đọc cho mọi người, khó khăn nhất chỉ và vốn từ ngôn ngữ của từng cá nhân.
Chủ đề và ý nghĩa của “The Monk Who Sold His Ferrari”
Tác phẩm cứ như là một cuộc trò chuyện giữa hai người bạn lâu năm. Trong đó một người đã tìm ra chân lý của một cuộc đời trọn vẹn. Tìm kiếm người bạn của mình để kéo ông ấy ra khỏi vòng quay của cuộc sống vật chất thực tại.
Người bạn ấy không ai khác, chính là chúng ta, những người đọc. Tác giả muốn nhắn gửi đến với tất cả mọi người hãy biết trân trọng cuộc sống này. Hãy cố gắng đừng đắm mình trong những thứ vô bổ, hãy dám theo đuổi ước mơ. Để làm được điều ấy hãy luôn tích cực, có sự kỹ luật. Nhưng cũng đừng quên rằng hãy cho đi, hãy quan tâm mọi người bằng sự nhiệt thành. Vì cuộc sống này ngắn ngủi, tôn trọng thực tại, tôn trọng thời gian của bản thân. Hãy làm những điểm có ích.
“The Monk Who Sold His Ferrari” là một tác phẩm như thế. Một tác phẩm mà ở đó sự thông thái và sâu sắc được thể hiện rõ nét qua từng câu chữ nhẹ nhàng, bình thản.
Sự độc đáo và sáng tạo của tác phẩm
Theo Fito, tác giả đã làm rất tốt khi dùng hình ảnh giữa người và người để truyền đạt thông tin. Nó giống như là hình ảnh tác giả đang ngồi trò chuyện với các đọc giả. Vừa có sự gần gũi và thân thiện qua từng câu chữ, từ đó giúp người đọc gián tiếp cảm nhận được những bài học, câu chuyện trong tác phẩm.
Hơn hết, “The Monk Who Sold His Ferrari” được in với kích thước như một quyển sổ tay nhỏ. Điều này giúp người đọc dễ dàng mang đi đến mọi nơi. Hơn hết đây cũng là một phương pháp giúp các độc giả dễ dàng đọc hơn bằng mắt. Đây là phương pháp mà Fito đã từng đọc qua trong tác phẩm “Trí tuệ của người Do Thái”.
Ưu – Nhược Điểm của tác phẩm “The Monk Who Sold His Ferrari”
Ưu điểm
- Sách Self-Help dễ đọc, dành cho tất cả mọi người
- Bố cục sách được trình bày giúp người đọc dễ sắp xếp thời gian
- Mang giá trị tinh thần
- Tạo động lực theo đuổi đam mê cho mỗi người
- Gián tiếp truyền đạt về một cuộc sống trọn vẹn
- Chia sẻ những góc nhìn, thông tin thú vị
- Nâng cao khả năng ngôn ngữ
Nhược điểm
- Vốn ngôn ngữ (mất nhiều thời gian)
Đánh giá của Fito về tác phẩm
Fito tin rằng đây là một tác phẩm mang nhiều giá trị tinh thần cho người đọc. Đặc biệt đối với những ai đang tìm kiếm một đích sống. Hay những ai mất đi mục đích sống của mình, và bị cuốn vào dòng chảy của xã hội. Nó làm mờ nhạt đi những đam mê, mong muốn tận sâu trong tim của mỗi người. Thì hãy đọc tác phẩm này, nó như một ngọn đuốc soi đường cho chúng ta hướng đến sự trọn vẹn của một đời người.
Chúng ta, chỉ có một cuộc đời để sống, hãy sống sao cho trọn vẹn. Thế giới chúng ta đang sống nó không phải là thế giới của chúng ta mong muốn. Mà thế giới của chúng ta nằm tận bên trong tâm trí của mỗi người. Quản lý được tâm trí chính là quản lý được thế giới của riêng mình.
Fito xin gửi lời cảm ơn đến tác giả Robin S. Sharma, người đã góp công lớn đem tác phẩm “The Monk Who Sold His Ferrari” đến tất cả mọi người trên toàn thế giới.
Cuối cùng Fito muốn cảm ơn quý độc giả đã dành một chúc thời gian để đọc review tác phẩm này. Fito biết rằng bài viết đa phần sẽ dựa trên cảm nhận của bản thân. Do đó có thể nó sẽ hợp cũng như không hợp với một số độc giả. Hy vọng các bạn có thể bỏ qua và góp ý giúp mình cải thiện hơn.
- Sở hữu tác phẩm ngay cùng Fito tại nhà sách TIKI