Nhà thời giáo xứ Pleichuet là một trong những công trình tôn giáo nổi bật trong khu vực Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Là sự kết hợp độc đáo và hài hòa giữa tôn giáo và văn hóa bản địa của người Jrai. Có thể nói địa điểm này không những là một chỗ dựa tâm linh. Mà ngày nay còn là một điểm đến du lịch thu hút các du khách đặc biệt và các tín đồ Công Giáo.
Bài viết này Fito sẽ cùng với các bạn tìm hiểu đôi nét về nhà thờ giáo xứ Pleichuet. Hy vọng nó sẽ cung cấp cho bạn một thông tin hữu ích cho chuyến ghé thăm Gia Lai của bạn trong tương lai.
Mục lục tóm tắt
Đôi nét về Nhà Thờ Giáo Xứ Pleichuet
Đây là một trong những địa điểm tâm linh Công Giáo tiêu biểu của người Jrai bản địa. Được xây dựng vào năm 2005 theo lối văn hóa kiến trúc của người Jrai. Nổi bật là kích thước lớn gấp 5 lần so với một nhà rông thông thường. Do đó được xem nhà Rông lớn nhất khu vực tỉnh Gia Lai, và có thể cả Tây Nguyên.
Nhà thờ giáo xứ Pleichuet còn được người dân địa phương gọi là nhà rông Pleiku. Trong khi đó với các con chiêng thì đây là trung tâm truyền giáo Pleichuet, thuộc Giáo hạt Pleiku. Được thiết kế theo kiến trúc Tây Âu nhưng lại mang đặc điểm đậm chất của cảnh quan Tây Nguyên và văn hóa của người Jrai. Theo Fito được biết, thì đa phần những vật liệu xây dựng được làm từ gõ và đá cẩm thạch. Nhờ vậy mà tạo nên một kiến trúc đồ sộ, hùng vĩ, trang trọng và ấn tượng.
Bên trong nhà thờ, là một không gian rộng lớn và được bày trí trang nghiêm. Xung quanh là những bức tranh thánh và tượng Chúa Jesus, các vị thành và biểu tượng của Công Giáo. Tính đến thời điểm hiện tại, giáo xứ Pleichuet có hơn 1400 giáo dân. Và cũng là điểm tham quan được nhiều người lui tới, đặc biệt vào những dịp lễ quan trọng của đạo Công Giáo.
Vì sao Gia Lai lại có rất nhiều nhà thờ?
Theo như hiểu biết của Fito. Thì ngày xưa, vùng đất Gia Lai này không có người Kinh chúng ta sinh sống. Chỉ có người bản địa là người dân Jrai, họ di chuyển và thành lập cộng đồng ở đây vào khoảng thế kỷ XV – XVI. Tất nhiên mỗi dân tộc đều có văn hóa tín ngưỡng riêng và người Jrai cũng không ngoại lệ. Họ thờ rất nhiều vị thần, trong đó thần Yang(thần Làng) là vị thần tối cao. Hơn hết là có vô vàng những sự khác biệt trong văn hóa, ngôn ngữ, kiến trúc nhà,… đọc thêm tại đây.
Cũng vào đầu thế kỷ XVI – XVII, đạo Công Giáo bắt đầu được truyền và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Nhưng giai đoạn đầu quá trình truyền giáo không diễn ra suôn sẻ. Bởi dân tộc Việt đã ảnh rất nhiều từ Đạo Phật và Nho Giáo. Mãi đến năm 1849, một đoàn truyền giáo tiếp tục khai phá vùng đất này và tìm ra miền Jrai, Pleiku. Và Công Giáo đã đánh một đòn mạnh mẽ và văn hóa của người dân bản địa nơi đây.
Cũng dễ hiểu khi tính đến thời điểm hiện tại. Đa phần người Jrai theo Công Giáo, và hầu như tất cả những người dân bản địa Tây Nguyên đều được ban phước bởi Chúa Jesus. Một thông tin hay ho khác, đó là mật độ dân số người dân Gia Lai theo đạo Công Giáo. Nhiều hơn gần như gấp đôi Phật tử trên khu vực. Đó cũng là lý do vì sao thành phố Pleiku có nhiều nhà thờ. Và nổi bật trong đó có nhà thờ giáo xứ Pleichuet.
Tổng kết về điểm đến “Nhà thờ giáo xứ Pleichuet”
Theo đánh giá của Fito, thì đây không quá là một điểm du lịch thật sự nổi bật tại Pleiku. Nhưng nếu bạn là một con chiên cũng như là một người yêu thích văn hóa bản địa. Thì chắc chắn nhà thờ giáo xứ Pleichuet là một điểm đến không thể nào bỏ qua tại vùng đất này.
Bên cạnh đó, nếu có dịp ghé thăm Gia Lai. Thì hãy dành một chút thời gian ghé thăm điểm đến này. Không những chiêm ngưỡng về kiến trúc và tâm linh mà bạn có còn thế tìm được nhiều quà lưu niệm hay ho ở đây đấy.
Nếu như bạn chưa có kế hoạch cho chuyến đi Pleiku – Gia Lai. Thì Fito xin phép giới thiệu bạn các bài viết sau:
Hy vọng những bài viết này sẽ có ích cho chuyến đi của bạn.
- Đặt vé máy bay rẻ tại Agoda
- Book khách sạn Pleiku giá rẻ
- Dịch vụ đưa đón sân bay, local guide và thiết kế tour cá nhân (Liên hệ: 0905 835 538)
Một lần nữa xin cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết “Nhà Thờ Giáo Xứ Pleichuet”!