Chùa Bửu Minh Gia Lai là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng hàng đầu trong khu vực. Được biết đến như là ngôi chùa lâu đời nhất tỉnh Gia Lai. Nó gắn liền những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Trong bài viết này Fito chia sẻ một số thông tin về lịch sử hình thành của chùa Bửu Minh. Từ đó mà giúp bạn hiểu thêm về văn hóa, con người của vùng đất phố núi. Hy vọng nó sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc của Fito!
Mục lục tóm tắt
Tìm đường đến chùa Bửu Minh Gia Lai
Click vào đây để lấy địa chỉ chính xác nhanh chóng!
Nhờ vào công nghệ hiện đại ngày nay. Mà các bạn tìm đường rất đơn giản, cứ gõ “Chùa Bửu Minh” còn lại cứ để anh chàng Google map của bạn xử lý nhé! Còn bây giờ hãy cùng Fito tìm hiểu bề dày lịch sử của điểm đến này thôi….
Lịch sử hình thành của chùa Bửu Minh Gia Lai
Trước khi thực dân Pháp khai hoang
Từ trước thế kỷ XX, khu vực này là vùng núi hoang sơ. Không có người Kinh sinh sống, đa phần chỉ là người dân Jrai bản địa. Người Jrai họ có văn hóa, có phong tục, tin ngưỡng riêng và vô cùng độc đáo tồn tại đến tận ngày nay. Nhưng có một điều là đến ngày nay đa phần người Jrai và những người đồng bào trên mảnh đất Gia Lai. Đều theo đạo Công Giáo, vậy nó bắt nguồn từ đâu?
Phải kể đến năm 1849, một phái đoàn truyền giáo lên Tây Nguyên. Tìm đường đến mảnh đất của người Jrai, Pleiku bấy giờ. Từ đó mà họ cũng đã truyền bá trên khu vực Tây Nguyên, quá trình mở rộng không chỉ Pleiku mà hầu hết các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của Công Giáo.
Và những người tu sĩ này đặt nền móng cho người Pháp lên đây để xây dựng đồn điền cao su đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên vào đầu thế kỷ XX.
Tiền thân của Chùa Bửu Minh Gia Lai
Đến thế kỷ XX, thực dân Pháp cho người lên đây khai hoang và xây dựng đồn điền cao xu. Kéo theo hệ quả đó là người dân ở khu vực duyên hải lên đây sinh sống và làm việc. Thành lập một cộng đồng người Kinh đầu tiên lấy tên “Làng Cỏ May”. Nơi này được xem như chốn “rừng thiêng, nước độc”, để thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Người dân đã thành lập Sơn Hải Miếu (Tương truyền ở gốc cây trà số 13 lúc bấy giờ). Và đây cũng là tiền thân của chùa Bửu Minh Gia Lai ngày nay.
Sau đó đến năm 1936 đổi tiên thành “Chùa Phật Học” và mãi đến năm 1961 mới đổi tên thành Chùa Bửu Minh ngày nay. Đến nay chùa đã qua nhiều lần tu sửa những vẫn giữ được cốt của ngôi chùa cũ. Và bức hoành phi trong những ngày đầu thành lập, ngoài ra còn một vài gốc chè với niên đại lên đến trên 100 tuổi.
Một vài thông tin thú vị về chùa Bửu Minh Gia Lai
Theo như một số thông tin Fito có dịp được tìm hiểu. Các bạn có thể lấy đây làm thao khảo thêm, chứ mức độ chính xác thì tui không dám đảm bảo. Câu chuyện là như thế này:
Tương truyền rằng, ngày trước khi mà xây dựng chùa Phật Học thì khu vực này bị sự đàn áp khá nhiều của chế độ thực dân. Đòi phải phá đi, để xây nhà thờ, vừa phục vụ tín ngưỡng cho quân đội Pháp vừa mở rộng việc truyền bá đạo Công Giáo. Lúc này nổi lên một làng sống tôn giáo lớn giữa hai bên. Việc này dây dưa mãi đến năm 1945, khi mà cách mạng tháng 8 thánh công.
Thì đồn điền chè này được bán lại cho một người Hoa (Fito quên tên mất). Là một người phương Đông ông rất yêu mến Phật Giáo đã không ít lần tu sửa, mở rộng chùa. Cho đến khi ông về nước vì một số vấn đề chính trị. Người làm của ông vẫn chăm sóc và hỗ trợ chùa Bửu Minh Gia Lai. Đến khi hòa bình lập lại, ông có dịp về lại mảnh đất này khi tuổi đã xế chiều. Bèn tặng lại cho chính quyền nơi đây.
Vẻ đẹp tự nhiên của chùa
Được biết đến như là ngôi chùa lâu đời nhất khu vực. Chùa Bửu Minh Gia Lai là điểm tâm linh hàng đầu cho người dân nơi đây đến ngày nay. Nằm ở một vị trí cực quá đẹp để là nơi hương khói cho Phật, truyền đạo cho đời. Bửu Minh nằm cách trung tâm Pleiku tầm 15km, giữa cánh đồng chè bạt ngàn.
Từ chùa bạn có thể ngắm nhìn thấy Biển Hồ Tơ Nưng, thấy được núi lửa Chư Đăng Ya. Xung quanh là những cánh đồi chè, tạo ra một khung cảnh thanh tịnh, nhẹ nhàng, yên bình đến lạ lùng. Gắn liền hầu hết với những điểm du lịch nổi tiếng tại tuyến điểm Đông Bắc – Pleiku.
Kiến trúc của chùa
Theo Fito tìm hiểu những thông tin mình biết được. Chùa Bửu Minh là sự giao thoa hài hòa giữ kiến trúc Miền Bắc và Miền Trung. Là kết hợp của kiểu dáng Nhật Bản và Đài Loan. Tạo nên một sự đặc biệt, khác lạ đối với những ngôi chùa trong khu vực cũng như tại Việt Nam.
Ngoài ra còn rất nhiều hình ảnh kiểu dáng văn hóa Việt được lòng ghép vào xây dựng. Như mái công, uốn lượn, cổng Tam Quan mô phỏng của Đại Nội Huế. Được xây dựng có 5 mái (đây là biểu tượng ngũ phước). Ngoài ra có 3 lối vào ( tượng trưng cho tam bảo “Phật – Pháp – Tăng”.
Đánh giá của Fito
Với một tổng thể Fito đã trình bày ở trên. Chùa Bửu Minh Gia Lai không những là một điểm đến độc đáo về tâm linh mà con dành cho những ai yêu thích văn hóa. Ngoài ra là một điểm đến “sống ảo” cực kỳ thịnh tại du lịch Pleiku. Những hãy lưu ý, đến chùa trang phục các bạn phải chỉnh tề một chút. Tương truyền người dân ở đây nói chùa cực kỳ là linh thiêng đấy nhé!
Theo bản thân Fito, cảm thấy đây là một điểu du lịch thật sự hấp dẫn. Có nhiều thứ để khai thác, dành cho tất cả những ai yêu văn hóa, đáng để bạn dành thời gian. Ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ của phố núi tại một nơi linh thiêng, sự thanh thản, nhẹ nhàng đến tột cùng.
- Đặt vé máy bay rẻ tại Agoda
- Book khách sạn Pleiku giá rẻ
- Dịch vụ đưa đón sân bay, local guide và thiết kế tour cá nhân (Liên hệ: 0905 835 538)
Đọc thêm:
2 comments
Chùa Bửu Minh gần nhà mình. Cách nhau 1 hàng thông cổ thụ
đúng rồi bạn nhé <3