Lịch sử Ai Cập cổ đại nổi tiếng với hàng tá Pharaoh nổi trội trên mọi lĩnh vực. Nhưng được đánh giá là một nhà cai trị lỗi lạc, tài cầm quân đỉnh cao lưu danh thiên cổ thì chỉ có một. Không ai khác ngoài “Pharaoh Ramesses Đại Đế” hay con gọi là Ramesses II. Ông được cả người dân Ai Cập coi là “Ông tổ vĩ đại” và là người cha của quốc gia. Cái niên hiệu “Đại Đế” không phải tự nhiên mà có, nó minh chứng ông chính là Pharaon vĩ đại nhất lịch sử.
Trong bài viết này Fito chia sẻ một số thông tin cho quý đọc giả. Những người yêu thích lịch sử đôi nét về Pharaoh Ramesses Đại Đế. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích, ngoài ra trong bài viết đôi lúc có một số nhận xét đánh giá riêng của Fito, có thể đúng hoặc sai. Dựa trên những thông tin mà Fito tìm hiểu được, có thể nó góp thêm một góc nhìn mới cho đọc giả. Xin đừng bàn luận quá sâu về những lời giả định ấy, vì lịch sử luôn tồn tại nhiều điều bí ẩn….
Mục lục tóm tắt
Sơ nét về nền văn minh Ai Cập
Văn minh Ai Cập được hình thành xấp xỉ tương đương với giai đoạn đầu của nền văn minh Sumer – Akkad cổ và văn minh Elam cổ. Đâu đó vào năm 3.100 TCN, Menes đã thống nhất hai vương quốc thượng và hạ Ai Cập. Trở thành Pharaoh đầu tiên, thiết lập kinh đô tại Memphis.
Bắt đầu từ đây lịch sử của Ai Cập được hình thành và phát triển cho đến khoảng năm 332 TCN. Sau đó là thời kỳ thuộc Hy Lạp. Văn minh Ai Cập được biết đến là một trong những nền văn minh cổ, lâu đời và phát triển bậc nhất. Để lại cho hậu thế những bí ẩn đến nay vẫn chưa có lời giải như: Kim tự tháp, các lăng mộ của Pharaoh, Kho báu,… Cùng với đó là nghệ thuật ướp xác vô cùng hiện đại.
Trong gần 3.000 năm lịch sử, Ai Cập không thoát khỏi những trận chiến. Nổi bật trên tất cả , Pharaoh Ramesses Đại Đế được lịch sử nhân loại xem là vị Pharaoh vĩ đại, quyền lực và được ca tụng nhiều nhất.
Ông nổi tiếng với trận đánh Kadesh trên sông Orontes với Đế quốc Hittite. Được cho là xảy ra vào 1.274 TCN. Đây được xem là trận chiến đầu tiên trong lịch sử nhân loại, được ghi chép một cách chi tiết về chiến thuật cũng như đội hình giữa các bên tham chiến. Chính trận chiến đưa tên tuổi Pharaoh Ramesses Đại Đế bước vào ngôi đền của những nhà cầm quân vĩ đại nhất nhân loại.
Các giai thoại về Pharaoh Ramesses Đại Đế
Xuất thân của Pharaoh Ramesses Đại Đế
Ông được sinh ra trong thời kỳ vàng son nhất lịch sử Ai Cập Cổ Đại (Tân Vương Quốc). Pharaoh Ramesses Đại Đế là người con thứ của Pharaoh Seti I, xuất thân có nguồn gốc không trung thành. Gia đình ông lên nắm quyền sau vài thập kỷ sau thời kỳ trị vị của Pharaoh Akhenaton.
Pharaoh Akhenaton nổi tiếng là nhà cải cách tôn giáo trong lịch sử Ai Cập. Ông chính là nhân vật chính trong quyển sách “Bước trân trên cát” của Nguyên Phong. Theo như sách này viết thì Seti chính là một tướng lĩnh xuất chúng nhưng xuất thân thấp hèn. Là người mà được Akhenaton vô cùng tin tưởng và đặc cách lên tới chức “Tổng tư lệnh”.
Seti chính là cha của Ramesse I (Pharaoh đầu tiên của vương triều thứ 19). Cũng chính là ông của Pharaoh Seti I và là ông cố của Pharaoh Ramesse Đại Đế.
Nguyên nhân dòng họ Seti được nhậm chức Pharaoh
Thời kỳ của Pharaoh Akhenaton và con trai của ông không có sự mặn mà với chiến tranh. Đây cũng là giai đoạn Ai Cập thường xuyên bị đánh chiếm và mất những lãnh thổ quan trọng. Akhenaton dành cả cuộc đời vào công cuộc cải cách tôn giáo. Nhưng đáng tiếc thay khi ông qua đời, những tín ngưỡng truyền thống lại được trọng dụng.
Rồi liên tiếp là những cuộc chiến tranh hậu cung xảy ra. Minh chứng tốt nhất là sự qua đời của Pharaoh Tutankhamen khi còn rất trẻ. Theo nhiều tài liệu khi lại, Seti là một trong những người khơi ngòi và âm mưu kế vị. Cứ thế tiếp nối một thời kỳ hỗn loạn cho đến đời Pharaoh Horemheb. Đây là vị Pharaoh cuối cùng của vương triều thứ 18 và không có người kế vị.
Nhờ vào cha mình là Seti có quyển cao trong quân đội cùng với sự hỗn loạn. Ramesses I rất được Pharaoh Horemheb tin tưởng, đề bạc ông trở thành tể tướng. Nhưng quan trọng hơn đó chính là vị trí tư tế tối cao của đền Amun. Ramesses I đóng vài trò quan trọng trong việc xóa bỏ cải cánh tôn giáo của Akhenaton. Cũng như phục hồi lại các tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc.
Vì sức ảnh hưởng của Ramesses I trong vương triều, Pharaoh Horemheb lại không có người kế vị. Song song Ramesses lại có một người con trai là Seti I và cháu trai là Ramesses II (Pharaoh Ramesses Đại Đế). Nên người dân Ai Cập trong tương lai dài sẽ không phải lo lắng. Ramesses I lên ngôi và mở ra vương triều thứ 19 của Ai Cập.
Người ảnh hương đến cuộc đời binh nghiệp của Pharaoh Ramesses Đại Đế
Pharaon Seti I gắn liền cuộc đời của mình với binh nghiệp. Mục đích cao cả nhất của ông chính là khôi phục lại vùng lãnh thổ phía Bắc do người Hittite kiểm soát trong thời kỳ suy yếu của vương triều 18.
Ông vẫn dành được những thành công nhất định trong các chiến dịch chống người Hittite lúc đầu. Nhưng các thành quả của ông chỉ mang tính tạm thời. Vì cuối triều đại của ông, kẻ thù đã thiết lập một pháo đài vững chắc được bảo vệ bởi dòng sông Orontes tại Kadesh. Việc đánh hạ Kadesh chính là chìa khóa để lấy lại vùng đất của cha ông.
Việc dành lại từng tấc đất do người Hittite chiếm đã ăn vào máu của Seti I. Điều đó cũng ảnh hưởng đến con trai ông, tức Pharaoh Ramesess Đại Đế. Ramesses từ nhỏ đã gắn liền với chuyện hương khói và binh đao. Năm lên 10 tuổi được phong làm tổng tư lệnh quân đội danh dự. Năm 14 tuổi ông được phong làm thái tử và tham gia trận thực chiến đầu tiên với các trận đánh Lybia.
Chiến dịch ghi danh Pharaoh Ramesses Đại Đế vào sử xanh
Pharaoh Ramesess Đại Đế lên ngôi khi mới 24 tuổi. Ông trị vì từ năm 1279 TCN đến năm 1213 TCN, tổng thời gian trị vì 66 năm 2 tháng. Đây là thời gian trị vì dài thứ 2 trong lịch sử Ai Cập cổ đại của một hoàng đế Pharaoh.
Sau khi kế vị được 4 năm, Ramesses II bắt đầu chiến dịch đầu tiên của mình. Nhằm mục đích hướng đến phương Bắc dành lại lãnh thổ mà cha ông vĩnh viễn không chinh phục được. Nhưng trước hết phải dẹp loạn một số đơn vị khủng bố địa phương tại miền Nam Syria. Trong cuộc chiến này ông là người trực tiếp cầm quân xung trận mạc.
Năm tiếp theo, cuộc viễn chinh bắt đầu. Pharaoh Ramesses Đại Đế điều hơn 2 vạn bộ binh và chiến xa (một con số lớn lúc bấy giờ). Mục tiêu lớn nhất chính là công hạ thành công thành trì của người Hittite tại Kadesh. Được biết đến là trận đánh lưu danh thiên cổ có quy mô lớn bậc nhất thời đại này. Ngoài ra đây cũng là trận chiến đầu tiên được ghi chép đầy đủ về chiến lược, lực lượng, phong cách cầm quân,… Của hai bên.
Trận này thực chất là một trận hòa. Nhưng nhờ vào bản lĩnh của Pharaoh Ramesses Đại Đế mà quân đội của Ai Cập thoát một trận thua thảm bại. Lật ngược thế cờ, anh dũng xung trận, vực dậy tinh thần của quân đội,… Trận Kadesh đã biến ông thành một trong những nhà cầm quân lỗi lạc nhất lịch sử.
Một vài chiến dịch khác của Pharaoh Ramesses Đại Đế
Sau chiến dịch Kadesh, Ramesses II trở về Ai Cập hội quân và ăn mừng. Sau đó chỉnh đốn vại quân nhu và tiếp tục những chiến dịch tiếp theo với mục đích mở rộng lãnh thổ.
Nhưng việc không thể hạ thành Kadesh gián tiếp ảnh hưởng đến uy tín của Ai Cập. Vô số các thành bang ở Syria, Palestine dưới quyền thống trị của Ai Cập nổi loạn. Pharaoh Ramesses Đại Đế phải dành điều quân đi chỉnh đốn và cũng cố lãnh thổ. Sau khi dẹp yên được vùng phía Bắc.
Ông tiếp tục đem quân đánh người Hittite một lần nữa (năm thứ 10 vương triều của ông). Lần này ông đánh xuyên qua phòng thủ của quân đội Hittite găm sâu vào trong phần lãnh địa của quân địch. Liên tục dành thắng lợi, nhưng Hittite lúc bấy giờ cũng là cường quốc mạnh. Áp lực từ liên tục từ các trận đánh giữa hai bên. Khiến ông cảm thấy như ông cha mình, có thể giành được lãnh địa nhưng để cai trị lâu dài lại là một câu chuyện khác.
Dẫn đến một hiệp định hòa bình vào năm 1.258 TCN giữa Ai Cập và Hittite. Sau hơn 16 năm thù địch không ngừng nghĩ, đương nhiêu hiệp ước đều có lợi cho hai bên. Đây cũng là hiệp ước sớm nhất trong lịch sử được bảo lưu cho đến ngày nay. Cụ thể hai bên quy định: Không xâm phạm lãnh thổ; Chống lại kẻ thù chung; Trao trả nô lệ.
Năm 1.245 TCN Pharaoh Ramesses Đại Đế kết hôn với con cái lớn của vua Hittite. Đến hết triều đại, ông không trực tiếp tham gia bất cứ trận chiến nào.
Hai khía cạnh khác người đời nhớ về Pharaoh Ramesses Đại Đế
Pharaoh Ramesess Đại Đế không những có tài đánh trận mà còn trị quốc trị dân rất giỏi. Nhưng hậu thế còn nhớ đến hai khía cạnh đáng tự hào khác của ông:
Một – Pharaoh có hậu cung đông đảo nhất cũng như có nhiều con cháu nhất. Chắc bị ảnh hưởng bởi ông nội và cha mình, vì sợ rằng không có người kế nghiệp như Pharaoh Horemheb. Lịch sử ghi lại rằng ông có tới 200 phi tần chính thức và trên 150 người con cụ thể là 96 trai và 60 gái. Quá khủng khiếp…
Hai – Sống thọ, hầu hết các tài liệu đểu ghi chép rằng ông sinh vào năm 1303 TCN mất năm 1213 TCN tức thọ 90 đến 91 tuổi (một con số đáng mơ ước hiện nay nói chi là thời cổ đại). Nhưng cũng có một số tài liệu ghi rằng ông sống tới 99 tuổi, lâu đến nổi mà 10 người con trai của ông qua đời trước khi ông băng hà.
Pharaoh Ramesses Đại Đế lưa danh thiên cổ
Triều đại của Pharaoh Ramesses Đại Đế đánh dấu đỉnh cao cuối cùng của quyền lực đế quốc của Ai Cập cổ đại. Sau khi ông qua đời, Ai Cập buộc phải phòng thủ nhưng đã cố gắng duy trì quyền thống trị. Khi cuộc di cư của các dân quân chủ chiến vào Levant. Cũng chính là giai đoạn đã chấm dứt quyền lực của Ai Cập vượt ra ngoài biên giới.
Ramesses II là một Pharaon hoàn hảo, bất chấp sự thất bại của Kadesh. Nếu không thì ông sẽ không thể thâm nhập sâu vào đế chế Hittite như những năm sau đó. Rồi tiến đến việc ký kết hiệp định hòa bình. Tên của ông và hồ sơ về những chiến công của ông trên chiến trường được tìm thấy ở khắp mọi nơi ở Ai Cập và Nubia.
Có hai điều quan trọng để đánh giá một thời kỳ vàng son của các triều đại Pharaoh. Một – Đó là số lượng đền thờ; Hai – Các chiến công trên chiến trường. Pharaoh Ramesses Đại Đế không những có những chiến công lừng lẫy trên trận mạc. Mà triều đại của ông cũng chính là triều đại có số lượng đền thờ nhiều nhất lịch sử.
Chính vì thế mà các vương triều sau này, tự gọi mình bằng tên của ông. Để khẳng định mình thuộc dòng dõi của Pharaoh Ramesses Đại Đế.
Đọc thêm: