“Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được ở đó” – là câu nói điển hình về sự vĩ đại của Thành Cát Tư Hãn. Người đã đứng lên từ bùn đất, bị vứt bỏ và cưu mang. Cuối cùng trở thành một nhà cầm quân vĩ đại nhất bậc nhất trong lịch sử. Đại Hãn đã xẻ một đường xuyên qua Châu Á và Châu Âu. Để rồi đế chế của ông có diện tích lớn nhất trong lịch sử loài người từng được khi lại.
Sự vĩ đại, tàn bạo và tài thao lược quân sự của ông luôn luôn được người đời nhắc đến. Bài viết này, được Fito viết như một tài liệu đọc nhằm đúc kết là những thông tin quý giá và quan trọng về Thành Cát Tư Hãn. Đặc biệt hơn nó sẽ tập trung nhiều vào các thông tin quân sự. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục tóm tắt
Xuất Thân của Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn, tên thật là Thiết Mộc Chân. Được sinh ra vào khoảng năm 1162 ở vùng gần sông Onon và sông Kherlen nay thuộc Mông Cổ. Sinh ra trong một gia đình thuộc một bộ tộc nhỏ thuộc liên minh bộ lạc Khất Nhan. Gia đình ông có nguồn gốc là một trong những dòng dõi quý tộc của người Mông Cổ.
- Cha: Dã Tốc Cai là thủ lĩnh của tộc Bột Nhi Chỉ Cân. Ông là một người chiến binh mạnh mẽ và đã có nhiều ảnh hưởng trong việc liên kết các bộ tộc Mông Cổ.
- Mẹ: Ha Ngạch Luân thuộc tộc Ô Lỗ Tư. Một người phụ nữ mạnh mẽ và thông minh. Bà đã đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy Thiết Mộc Chân và các anh chị em của ông.
Thời thiếu niên, Thiết Mộc Chân được học hỏi rất nhiều những kỹ năng sinh tồn trên vùng thảo nguyên bao la của Mông Cổ. Gốc là một người du mục, bộ tộc nhỏ của ông luôn di chuyển để tìm kiếm thức ăn và nguồn nước. Nhờ đó mà Mộc Chân cũng biết cưỡi ngựa, bắn cung và cọ sát với chiến đấu. Đặc biệt hơn ông hiểu rõ được tầm quan trọng của việc liên kết. Cũng như tìm kiếm các mối quan hệ giữa các bộ lạc.
Biến Cố Gia Đình
Năm ông lên 9 tuổi, cha của Thiết Mộc Chân bọ đầu đọc bởi các thành viên của một bộ tộc đối thủ. Sự mất mát đã đẩy gia đình ông vài tình cảnh khó khăn. Ông bị bộ tộc bỏ rơi, và mẹ của ông phải gánh vác trách nhiệm nuôi dạy các con trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt.
Không những bị bỏ rơi, mà đôi lúc gia đình ông còn bị săn đuổi. Để sinh tồn cả gia đình phải tự săn bắn và hái lượm. Việc thiếu thốn lương thực cùng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cơ bản đã biến Thiết Mộc Chân thành một con người lì lợm, rắn rỏi và khôn lanh. Những khó khăn và thử thách này vô tình đã giúp Thành Cát Tư Hãn phát triển những phẩm chất tốt nhất của một nhà lãnh đạo.
Bắt Đầu Hành Trình Trở Thành Lãnh Đạo
Như Fito đã đề cập đến ở trên, ngay từ khi còn nhỏ. Thiết Mộc Chân đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng liên minh và lòng tin với những người xung quanh. Ông bắt đầu thiết lập các mối quan hệ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bộ tộc khác. Một trong những người bạn đầu tiên và quan trọng nhất của ông là Bác Nhĩ Hốt. Người đã giúp đỡ Thiết Mộc Chân khi ông bị bắt cóc bởi bộ tộc khác.
Sau đó ông kết nghĩa với Trác Mộc Hợp, đây có thể nói đến là một trong những sự giúp đỡ quan trọng nhất. Tuy rằng sau này họ lại trở thành kẻ thù. Thiết Mộc Chân cùng Trác Mộc Hợp và các đồng minh khác giải cứu Bột Nhi Thiết. Sau này là vợ của ông, con đường sự nghiệp nhận được rất nhiều hậu thuẫn từ gia đình vợ. Cũng nhờ vậy mà Thiết Mộc Chân cũng cố được mối quan hệ giữa các bộ lạc khác.
Hành Trình Thống Nhất Mông Cổ
Nhờ vào sự hậu thuẫn của cùa gia đình vợ và các liên minh. Thiết Mộc Chân đã bắt đầu hành trình thống nhất Mông Cổ. Với tài lãnh đạo xuất sắc, chiến thuật linh động. Trong đó nổi bật là chiến tranh du kích bằng kỵ binh nhanh nhẹn để giành lợi thế trong các trận chiến. Người đời cùng ca tụng, ông là một người giỏi thao túng tâm lý, tạo ra sự hoảng loạn và phân rã trong hàng ngũ kẻ thù.
Ông bắt đầu chinh phục các bộ lạc nhỏ hơn, sau đó kết nạp đồng minh. Rồi tiến đánh các bộ tộc lớn hơn. Thiết Mộc Chân dùng cả sức mạnh quân sự và ngoại giao. Nhằm đảm bảo các bộ lạc, bộ tộc ở Mông Cổ hợp nhất dưới sự lãnh đạo của mình. Năm 1206, sau khi đã thống nhất thành công các bộ tộc Mông Cổ. Thiết Mộc Chân được phong là “Thành Cát Tư Hãn” (nghĩa là “Khả Hãn vĩ đại”). Chính thức trở thành lãnh tụ của đế quốc Mông Cổ.
Bao Nhiêu Bộ Lạc mà Thành Cát Tư Hãn đã chinh phạt?
Thiết Mộc Chân, trong hành trình thống nhất Mông Cổ. Đã chinh phục và hợp nhất hàng chục bộ lạc. Dưới đây là danh sách một số bộ lạc và liên minh quan trọng mà ông đã chinh phục:
- Tatar (Tháp Tháp Nhi): Bộ tộc này đã đầu độc cha của Thiết Mộc Chân. Ông đã tiến hành một cuộc trả thù quyết liệt.
- Merkits (Miệt Nhi Khất): Đây là bộ lạc đã bắt cóc vợ ông, Bột Nhi Thiếp. Thiết Mộc Chân đã tiêu diệt họ với sự hỗ trợ của đồng minh.
- Naimans (Nại Man): Một trong những bộ lạc lớn và mạnh nhất ở phía Tây Mông Cổ. Thiết Mộc Chân đã đánh bại họ để mở rộng lãnh thổ.
- Kereits (Khắc Liệt): Bộ lạc này từng là đồng minh của ông. Sau đó đã trở thành kẻ thù và bị ông tiêu diệt.
- Jadaran (Yết Đạt Nhi): Đây là bộ tộc của Trác Mộc Hợp, người bạn rồi sau này trở thành kẻ thù của Thiết Mộc Chân.
- Khongirad (Khố Ngạch Lạt): Một trong những bộ lạc quan trọng và có mối quan hệ hôn nhân với Thiết Mộc Chân thông qua vợ ông, Bột Nhi Thiếp.
Ngoài những bộ lạc này, còn nhiều bộ lạc nhỏ hơn khác cũng đã bị Thiết Mộc Chân chinh phục hoặc hợp nhất thông qua liên minh và ngoại giao. Tổng cộng, ước tính ông đã chinh phục khoảng hơn 20 bộ lạc để thống nhất Mông Cổ.
Sức mạnh quân sự của ông
Ước tính quân số: Trước năm 1206, quân đội của Thiết Mộc Chân có thể đã lên đến khoảng 20,000 đến 30,000 người. Số lượng này bao gồm các chiến binh từ nhiều bộ lạc khác nhau mà ông đã chinh phục hoặc liên minh.
Tổ chức Quân Đội: Thiết Mộc Chân đã tổ chức quân đội theo hệ thống thập phân. Với các đơn vị gồm 10, 100, 1,000 và 10,000 người. Hệ thống này giúp quân đội dễ dàng quản lý và triển khai trên chiến trường. Phần lớn quân đội của ông là kỵ binh. Nổi tiếng với khả năng di chuyển nhanh chóng và chiến đấu linh hoạt. Kỵ binh Mông Cổ được trang bị cung tên, kiếm và các vũ khí nhẹ. Giúp họ thực hiện các chiến thuật tấn công và rút lui nhanh chóng.
- Chiến tranh du kích: Quân đội của Thiết Mộc Chân thường sử dụng chiến thuật du kích. Tấn công bất ngờ và rút lui nhanh chóng để gây rối loạn trong hàng ngũ kẻ thù.
- Tâm lý chiến: Họ cũng sử dụng tâm lý chiến để tạo ra sự hoảng loạn và chia rẽ trong hàng ngũ đối phương. Như giả vờ rút lui để dụ đối phương vào bẫy.
Đào tạo và kỷ luật: Các chiến binh được đào tạo kỹ lưỡng về cưỡi ngựa, bắn cung và chiến đấu. Họ cũng phải tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt và sẵn sàng chiến đấu dưới mọi điều kiện. Bên cạnh đó Thiết Mộc Chân thiết lập một hệ thống luật pháp nghiêm ngặt cho quân đội. Nhờ vậy mà đội quân này đã giúp ông chinh phạt thế giới sau năm 1206.
Cuộc Chinh Phục và Mở Rộng Lãnh Thổ của Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn, sau khi thống nhất các bộ tộc Mông Cổ vào năm 1206. Đã tiến hành hàng loạt chiến dịch quân sự để mở rộng đế chế của mình. Dưới đây là chi tiết về ba chiến dịch lớn của ông: chinh phục Tây Hạ, Kim Quốc và Trung Á.
Chiến Dịch Chinh Phục Tây Hạ (1209 – 1227)
Bối cảnh: Tây Hạ là một vương quốc nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc. Kiểm soát các tuyến đường thương mại quan trọng và có quân đội mạnh mẽ. Vương quốc này nằm ở vị trí chiến lược giữa đế chế Mông Cổ và các mục tiêu khác ở Trung Quốc.
Diễn biến chiến dịch:
- Năm 1209: Thành Cát Tư Hãn tiến hành cuộc tấn công đầu tiên vào Tây Hạ. Quân đội Mông Cổ sử dụng chiến thuật bao vây và tấn công nhanh chóng để chiếm các thành phố.
- Chiến thắng quan trọng: Sau nhiều trận đánh quyết liệt, quân Mông Cổ đã chiếm được kinh đô Yinchuan của Tây Hạ và buộc nhà vua phải đầu hàng.
- Hòa bình ngắn ngủi: Tây Hạ đồng ý trở thành chư hầu của Mông Cổ, nhưng sự phản kháng vẫn tiếp tục diễn ra.
Kết quả: Tây Hạ trở thành một phần của đế chế Mông Cổ vào năm 1227. Khi Thành Cát Tư Hãn tiêu diệt hoàn toàn vương quốc này.
Quân số tham gia:
- Ước tính ban đầu: Khoảng 30,000 – 40,000 quân. Quân đội của Thành Cát Tư Hãn bao gồm các kỵ binh và bộ binh được tổ chức thành các đơn vị linh hoạt.
- Chiến dịch cuối cùng (1227): Số quân tham gia có thể đã tăng lên đến 50,000 – 60,000 quân. Do quy mô và độ khó của cuộc chiến.
Hàng trăm ngàn binh lính và thường dân đã chết trong chiến dịch Tây Hạ. Đây được xem là một cuộc chinh phạt tàn bạo bậc nhất của thời đại.
Chiến Dịch Chinh Phục Kim Quốc (1211 – 1234)
Bối cảnh: Kim Quốc là một triều đại kiểm soát miền Bắc Trung Quốc, đối thủ mạnh mẽ của Mông Cổ. Sở hữu quân đội đông đảo và hệ thống phòng thủ kiên cố. Bao gồm các thành phố được bảo vệ tốt và pháo đài kiên cố.
Diễn biến chiến dịch:
- Năm 1211: Thành Cát Tư Hãn khởi động chiến dịch tấn công Kim Quốc với một lực lượng lớn. Quân Mông Cổ nhanh chóng chiếm được nhiều thành phố và vùng đất.
- 1215: Quân Mông Cổ chiếm được thủ đô Trung Đô (nay là Bắc Kinh), gây ra thiệt hại nặng nề cho Kim Quốc.
- Chiến thuật tấn công linh hoạt: Quân Mông Cổ sử dụng chiến thuật bao vây, tấn công bất ngờ và sử dụng kỵ binh để gây rối loạn trong hàng ngũ quân địch.
Kết quả: Đến năm 1234, dưới sự lãnh đạo của các con cháu Thành Cát Tư Hãn. Kim Quốc chính thức bị tiêu diệt hoàn toàn. Lãnh thổ của Kim Quốc trở thành một phần của đế chế Mông Cổ.
Quân số tham gia:
- Năm 1211: Huy động khoảng 90,000 – 100,000 quân để tấn công Kim Quốc.
- Năm 1215: Khi chiếm được thủ đô Trung Đô (Bắc Kinh). Quân số có thể đã tăng lên đến 120,000 quân, do sự tham gia của các đồng minh và tân binh từ các vùng đất mới chinh phục.
- Giai đoạn cuối (1234): Dưới sự lãnh đạo của các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn. Số quân tham gia có thể đã đạt tới 150,000 – 200,000 quân. Bao gồm cả các lực lượng từ các bộ tộc và vùng đất khác nhau.
Chiến Dịch Chinh Phục Trung Á (1219-1221)
Bối cảnh: Khu vực Trung Á bao gồm các quốc gia và đế quốc như Khwarezm (Hoa Lạt Tử Mô). Một đế chế hùng mạnh và giàu có nằm ở vùng Uzbekistan và Turkmenistan ngày nay. Quan hệ ban đầu giữa Mông Cổ và Khwarezm khá thân thiện. Nhiều hiệp ước thương mại được thiết lập.
Diễn biến chiến dịch:
- Năm 1218: Một sự kiện làm bùng nổ xung đột là việc quân Khwarezm giết hại các thương gia Mông Cổ và đại sứ do Thành Cát Tư Hãn gửi đến.
- Năm 1219: Thành Cát Tư Hãn dẫn đầu một lực lượng khổng lồ tiến vào Trung Á, bắt đầu cuộc chiến với Khwarezm.
- Chiến thuật tấn công dữ dội: Quân Mông Cổ sử dụng chiến thuật tấn công nhanh. Bao vây và tàn phá để đánh bại các thành phố và quân đội Khwarezm. Các thành phố như Bukhara, Samarkand, và Urgench đều bị phá hủy và quân địch bị tiêu diệt.
Kết quả: Đến năm 1221, đế quốc Khwarezm bị tiêu diệt hoàn toàn. Các thành phố và lãnh thổ của Khwarezm trở thành một phần của đế chế Mông Cổ.
Quân số tham gia:
- Năm 1219: Thành Cát Tư Hãn huy động một lực lượng lớn, khoảng 150,000 – 200,000 quân, để tấn công đế quốc Khwarezm. Đây là một trong những chiến dịch lớn nhất của ông.
- Các trận đánh chính: Số quân này bao gồm các kỵ binh, bộ binh, và các lực lượng hỗ trợ khác.
- Năm 1221: Khi kết thúc chiến dịch, quân số có thể đã. Nhưng vẫn duy trì khoảng 100,000 – 150,000 quân để kiểm soát và quản lý các vùng đất mới chiếm được.
Sự sụp đổ của Đế Chế Mông Cổ
Cái Chết của Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn qua đời vào ngày 18 tháng 8 năm 1227, trong một chiến dịch quân sự chống lại vương quốc Tây Hạ. Nguyên nhân cái chết của ông vẫn là một bí ẩn và có nhiều giả thuyết khác nhau. Bao gồm việc bị thương trong chiến đấu, ngã ngựa hoặc mắc bệnh.
Được biết, sau khi ông qua đời, thi thể của Thành Cát Tư Hãn được chôn cất bí mật ở một nơi không xác định để tránh bị kẻ thù hoặc kẻ cướp phá.
Sự Sụp Đổ của Đế Chế Mông Cổ
Phân chia lãnh thổ: Sau cái chết của Thành Cát Tư Hãn, đế chế Mông Cổ được chia thành bốn hãn quốc lớn. Do các con trai và hậu duệ của ông lãnh đạo:
- Hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai Khanate)
- Hãn quốc Kim Trướng (Golden Horde)
- Hãn quốc Y Nhi (Ilkhanate)
- Đại Hãn quốc (Yuan Dynasty ở Trung Quốc)
Mâu thuẫn nội bộ: Sự tranh chấp quyền lực và xung đột giữa các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn đã dẫn đến sự suy yếu và mất đoàn kết trong đế chế.
Sự chống đối và nổi dậy: Nhiều vùng đất và quốc gia bị chinh phục đã nổi dậy chống lại sự cai trị của người Mông Cổ.
Khó khăn quản lý: Đế chế Mông Cổ trải dài qua một diện tích khổng lồ, từ châu Âu đến châu Á. Làm cho việc quản lý và duy trì trật tự trở nên rất khó khăn. Hệ thống hành chính và quản lý của người Mông Cổ không thể đáp ứng được yêu cầu của một đế chế rộng lớn như vậy.
Yếu tố ngoại cảnh: Các yếu tố như dịch bệnh (đặc biệt là dịch hạch), thay đổi khí hậu và suy thoái kinh tế cũng góp phần vào sự sụp đổ của đế chế. Các cuộc xâm lược và tấn công từ bên ngoài.
Đến cuối thế kỷ 14, đế chế Mông Cổ đã suy yếu đáng kể. Các hãn quốc từng hùng mạnh bị chia cắt và mất dần quyền lực. Sau đó các hãn quốc khác cũng dần dần bị tiêu diệt hoặc hòa nhập vào các quốc gia và đế quốc mới. Đánh dấu sự kết thúc của đế chế Mông Cổ vĩ đại.
Điểm Nổi Bật và Sáng Tạo Trong Cách Cầm Quân của Thành Cát Tư Hãn
- Chiến Thuật Linh Hoạt và Đột Kích: Tận dụng sự nhanh nhiẹn của kỵ binh, vừa đánh giừa rút. Chiến tranh du kíc từ nhiều phía, làm địch hoang mang. Sau đó triệt hạ đối phương.
- Tổ Chức Quân Đội Theo Hệ Thống Thập Phân: Quân đội Mông Cổ được tổ chức theo hệ thống thập phân với các đơn vị từ 10, 100, 1,000 đến 10,000 người (arban, jaghun, mingghan, và tumen). Hệ thống này giúp quản lý và triển khai lực lượng một cách hiệu quả, linh hoạt trong chiến đấu.
- Sử Dụng Tình Báo và Gián Điệp: Thành Cát Tư Hãn xây dựng một mạng lưới gián điệp và tình báo diện rộng. Thu thập thông tin về kẻ thù và địa hình. Điều này giúp ông đưa ra các quyết định chiến lược chính xác và hiệu quả. Nổi bật là sự dụng người địa phương làm tình báo, và cai trị vùng đất mới.
- Khai Thác Khoa Học Kỹ Thuật: Không ngần ngại học hỏi và áp dụng các công nghệ chiến tranh tiên tiến từ các quốc gia khác. Ông sử dụng máy bắn đá và các vũ khí công thành hiệu quả trong các chiến dịch.
- Tôn Trọng và Sử Dụng Nhân Tài: Thành Cát Tư Hãn biết cách trọng dụng nhân tài, không phân biệt xuất thân. Ông sử dụng những người có tài năng từ các dân tộc khác nhau để phục vụ cho đế chế.
Tổng kết
Chắc nhiêu bạn sau khi đọc đến đây, vưa chưa hình dung ra diện tích của Đế chế Mông Cổ? Thì vào thời kỳ đỉnh cao, nhiềut thông tin ghi chép lại đế chế có lãnh thổ liên kết lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ước tính, lãnh thổ của đế chế này rộng khoảng 33 triệu km², trải dài từ Đông Á đến Đông Âu và từ Siberia đến Nam Á.
Phạm vi lãnh thổ:
- Phía Đông: Bao gồm toàn bộ Trung Quốc, Triều Tiên và một phần lớn của Siberia.
- Phía Tây: Lan đến Đông Âu, bao gồm một phần lãnh thổ của Nga, Ukraine và các quốc gia vùng Baltic.
- Phía Nam: Trải dài đến Iran, Iraq và một phần Ấn Độ.
- Phía Bắc: Bao gồm toàn bộ vùng lãnh thổ Bắc Á, phần lớn Siberia.
Đó làm một vài thông tin về Thành Cát Tư Hãn – Vị Hoàng Đế vĩ đại của Mông Cổ. Và là nhà chinh phạt lỗi lạc bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Hy vọng bài viết này sẽ cho bạn thêm một ít thông tin nổi bật về ông. Nếu bạn có những thông tin hay ho khác, xin hãy để lại dưới phần bình luận. Fito Cảm ơn bạn đã đọc đến đây! Ủng hộ sách cho Fito cùng Tiki (Link)